So sánh Mavic Air và Mavic Mini: Đâu là chiếc Flycam tốt nhất?

Sự giống nhau giữa Mavic Air và Mavic Mini

Là hai chiếc Flycam nhỏ gọn, có tính di động cao của DJI, chúng đều sở hữu cảm biến CMOS 1/ 2.3 inch 12Mp giúp người dùng thu được những thước phim sống động với màu sắc vô cùng sắc nét.

So sánh Mavic Mini và Mavic Air
So sánh Mavic Mini và Mavic Air

Bên cạnh đó, hệ thống chống rung 3 trục được sử dụng trên hai chiếc Flycam này giúp ổn định camera tối ưu, hạn chế sự rung lắc làm mờ ảnh, cho video thu được có chất lượng cao, chuyển động mượt mà hơn.

Thêm một điểm tương đồng giữa hai Drone này là khoảng cách điều khiển tối đa của chúng đều lên tới 4km, cho phép người dùng thoải mái sáng tạo, quay chụp cảnh quan từ trên cao đúng ý và hiệu quả hơn.

Sự khác biệt giữa Mavic Air và Mavic Mini

Thiết kế Flycam

Mavic Air là một phiên bản nâng cấp của Mavic Pro với kích thước giảm một nửa 168 × 184 × 64 mm và kích thước khi gấp lại chỉ còn 168 × 83 × 49 mm, cùng trọng lượng xấp xỉ 430 g có thể cất trong túi dễ dàng mà không gây cản trở gì.

Mavic Air còn trở nên nổi bật hơn cả bởi được trang bị cảm biến kép phía trước, đồng thời cũng được tích hợp thêm cảm biến chướng ngại vật phía sau giúp máy bay nhận diện và tránh các vật cản nguy hiểm xuất hiện trên đường quay chính xác, từ đó bảo vệ máy tối ưu, không va đập gây hỏng hóc.

Mavic Air với cảm biến kép phía trước
Mavic Air với cảm biến kép phía trước

Mavic Air đã rất nhỏ gọn nhưng Mavic Mini còn nhỏ gọn hơn. Là chiếc Drone nhỏ và nhẹ nhất của DJI từ trước đến nay, Mavic Mini chỉ có kích thước 140 × 82 × 57 mm và khi gấp gọn là 160 × 202 × 55 mm. Cùng với đó, trọng lượng của Mavic Mini chỉ tương đương với một chiếc điện thoại thông minh tầm trung (khoảng 249g), điều này giúp nó đặc biệt di động và nằm trong nhóm Flycam bay an toàn nhất. Cũng vì thế mà tại một số quốc gia, Flycam này còn được miễn khỏi một số quy định chung đối với sản phẩm máy bay không người lái.

Tuy không có cảm biến kép phía trước như Mavic Air nhưng Mavic Mini lại được thiết kế thêm một cảm biến dưới bụng giúp bay ổn định khi không có GPS.

Mavic Mini nhỏ gọn, linh hoạt
Mavic Mini nhỏ gọn, linh hoạt

Khả năng bay

Mavic Air được trang bị loại pin LiPo 3S 2375 mAh cho thời gian bay kéo dài đến 21 phút, tốc độ bay tối đa là 68 km/h cùng khả năng kháng gió được nâng cấp tốt hơn.

Trong khi đó, Mavic Mini lại khiến người dùng vô cùng kinh ngạc khi có thể bay tới 30 phút ở điều kiện thử nghiệm của DJI và hoạt động ổn định trong môi trường gió lớn (cấp 4) dù sở hữu trọng lượng và kích thước rất nhỏ.

Mavic Mini nhỏ nhẹ nhưng mạnh mẽ
Mavic Mini nhỏ nhẹ nhưng mạnh mẽ

Khả năng chụp ảnh và quay video

Một trong những tính năng quan trọng khi khắc đến Flycam là khả năng quay chụp của chúng. Vì vậy khi so sánh Mavic Air hay Mavic Mini chắc chắn không thể bỏ qua yếu tố này.

Mavic Air gây ấn tượng bởi khả năng chụp ảnh tĩnh 12MP và quay video 4K với tốc độ 30 khung hình/giây, cùng khả năng truyền dẫn dữ liệu 100Mbps. Trong khi đó, Mavic Mini chỉ quay được video HD 2,7K.

Ở tính năng chụp thông minh, Mavic Air sở hữu nhiều chế độ hơn Mavic Mini. Ngoài các chế độ chụp thông minh như Active Track hay Panorama 32 MP, QuickShots… Mavic Air còn có hai chế độ bay độc quyền: Asteroid Mode (bay quanh chủ thể và chụp ảnh 360 độ) và Boomerang Mode, cùng chế độ quay Slow motion 120 khung hình/giây mới đầy ấn tượng.

Mavic Air với nhiều tính năng vượt trội
Mavic Air với nhiều tính năng vượt trội

Tích hợp thêm tính năng điều khiển bằng cử chỉ (Smart Capture) trong ứng dụng DJI Go 4 cho phép bạn điều khiển Mavic Air dễ dàng và tiện lợi hơn. Để Flycam bắt đầu khởi động và cất cánh bạn chỉ cần đưa tay ra trước mặt nó. Còn để hạ cánh, hãy đưa tay và ra cử chỉ hạ thấp nó. Bên cạnh đó, tính năng này còn giúp người dùng Zoom để di chuyển Flycam ra xa hoặc lại gần bằng cách đưa cả hai tay ra điều khiển.

Không có nhiều tính năng chụp thông minh như Mavic Air, cũng không được trang bị công nghệ Active Track nhưng người dùng vẫn có thể quay được những thước phim đậm chất điện ảnh với Mavic Mini từ các chế độ quay QuickShots: Dronie, Circle, Helix và Rocket.

Mavic Mini với các chế độ chụp thông minh
Mavic Mini với các chế độ chụp thông minh

So sánh thông số kỹ thuật Mavic Air và Mavic Mini

Thông số kỹ thuật Mavic Mini và Mavic Air
Thông số kỹ thuật Mavic Mini và Mavic Air

Nên chọn Flycam Mavic Air hay Mavic Mini?

Cả hai dòng Mavic này của DJI đều sở hữu những tính năng nổi trội riêng nên không thể so sánh đâu là chiếc Flycam tốt nhất. Tùy vào mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn giữa Mavic Air hay Mavic Mini.

Cùng là chiếc Drone tầm trung và đều mang lại những thước phim sáng tạo, đầy tính chuyên nghiệp, Mavic Air và Mavic Mini đều xứng đáng là dòng máy bay không người lái đáng sở hữu cho những tín đồ Drone.

Với những thông tin được cung cấp trong bài so sánh Mavic Air và Mavic Mini trên đây, hi vọng đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về hai sản phẩm Flycam này và có được lựa chọn thích hợp nhất cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *