Flycam, Drone hay máy bay không người lái là những cụm từ đã rất quen thuộc đối với giới công nghệ, đặc biệt là những người yêu thích quay chụp trên không. Tuy nhiên, đáp ứng ngày càng lớn nhu cầu của người sử dụng, Flycam cũng được quan tâm ngày càng nhiều. Để giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm công nghệ này, DJI Việt Nam đã tổng hợp và đưa vào bài viết dưới đây những thông tin chi tiết về Flycam, cùng tham khảo nhé!
1. Flycam là gì?
Flycam (được viết tắt từ cụm từ Fly Camera) là sản phẩm máy bay không người lái có gắn camera giúp ghi lại những cảnh quay từ trên cao dễ dàng hơn. Điều này giúp Flycam được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ quay chụp đơn giản, vui chơi giải trí đến các mục đích chuyên nghiệp hơn như làm phim, sản xuất video, phục vụ cho công việc kinh doanh hay sử dụng trong nông nghiệp, điện lực, an ninh, cứu hộ…
Với nhiều mức giá khác nhau từ thấp tới cao Flycam bảo đảm cung cấp đa dạng các nhu cầu cho người dùng, đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn, từ đó có thể chọn ra thiết bị phù hợp nhất với mục đích sử dụng cũng như phù hợp với túi tiền của mình.
2. Flycam hoạt động như thế nào?
Mỗi Flycam thường có tích hợp một bộ điều khiển bay riêng, cho phép thiết lập và điều chỉnh hướng bay, tốc độ bay cũng như các chế độ bay của máy. Bộ điều khiển này thường kết nối được với các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng để hiển thị các thông số bay hoặc phát trực tiếp các cảnh quay từ camera của Flycam, giúp người dùng dễ dàng tạo ra các cảnh quay theo ý muốn.
Các bộ điều khiển này thường sử dụng sóng có tần số 2.4GHz với hai nút bấm và ăng ten gấp gọn. Thông qua sóng Wifi, bộ điều khiển, Flycam cho khả năng kết nối với điện thoại, máy tính bảng và sử dụng các ứng dụng điều khiển tích hợp trên các thiết bị này.
Ngoài ra, để bay được Flycam cần sử dụng nguồn năng lượng từ pin, cánh quạt và động cơ riêng. Tùy vào sức mạnh của động cơ, chất liệu làm máy bay và dung lượng pin được trang bị mà Flycam có thể bay ở khoảng cách bao xa và bay lâu với thời gian như thế nào.
3. Phân loại Flycam
Thiết bị bay không người lái Flycam được chia thành 2 dòng bao gồm Flying platform (bay theo công thức được thiết lập sẵn) và Ready to fly (sẵn sàng bay).
Flycam Flying platform: Đây là dòng được thiết lập sẵn các công thức chuẩn, cố định để bay theo mục đích của người dùng. Các sản phẩm Flycam dòng này thường có ưu điểm là bay xa, chịu được thời tiết khắc nghiệt, cho phép hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau nên được sử dụng rộng rãi từ lĩnh vực kinh tế đến khoa học, quân sự…
Flycam Ready to fly: Dòng Flycam này đem đến sự linh hoạt cho người dùng khi có thể bay theo các cài đặt mà người dùng thiết lập, sẵn sàng bay bất cứ lúc nào để phục vụ cho nhu cầu học tập, làm việc và giải trí.
4. Cách điều khiển Flycam bay an toàn
Flycam rất nhỏ gọn nhưng có thể bay với tốc độ rất cao nên nguy cơ xảy ra hỏng hóc khi va chạm là rất lớn. Vì vậy để bay an toàn hơn bạn cần tìm hiểu mọi thứ trước khi cất cánh chiếc máy bay của mình. Hãy xem hướng dẫn về cách khởi động, các nút điều khiển và các thông tin về hiệu suất bay, chế độ bay cũng như thời lượng pin. Đồng thời, đừng quên xem thời tiết và cả các quy định về vùng trời, khu vực mà Flycam của bạn được phép bay.
Nếu là người mới bước chân vào thế giới Flycam, bạn có thể tìm đến các dòng sản phẩm flycam cho người mới chơi. Các dòng này thường cung cấp những giả lập mô phỏng giúp người dùng làm quen nhanh chóng với các nút điều khiển cũng như học bay an toàn, không gây cản trở hay làm ảnh hưởng đến các vật thể và con người xung quanh đó.
Để vừa bay an toàn vừa có thể quay được những thước phim ấn tượng nhất với chiếc Flycam của mình bạn có thể tham khảo các mẹo bay sau:
Bay với tốc độ vừa phải: Ban đầu kỹ thuật bay của bạn chưa tốt, bạn cần bay chậm và đảm bảo máy bay của bạn không bị chuyển động xoay ngang, ngược lại hãy giữ máy bay bay với quỹ đạo thẳng.
Bay ở các khu vực vắng: Điều này giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra va chạm khi bay.
Bay trong khung giờ vàng: Những thời điểm như trước hoàng hôn và sau bình minh khoảng nửa tiếng đến một giờ đồng hồ sẽ là khoảng thời gian cho ánh sáng phù hợp nhất để bay, giúp ghi lại hình ảnh rõ nét nhất mà bạn không phải điều chỉnh thông số quá nhiều.
Chọn góc máy để quay: Chọn các góc máy có sự xuất hiện của nhiều đối tượng sẽ giúp thước phim của bạn sống động và không bị nhàm chán.
Bay liên tục 20 giây: Với nguyên tắc này bạn sẽ có những cảnh quay chuyển cảnh mượt mà, không bị gãy hay đứt đoạn, gây khó chịu cho người xem.
5. Các dòng flycam phổ biến hiện nay
Các dòng flycam | |
Flycam giá rẻ | DJI Mini SE, Mini 2, Mini 3Pro |
Flycam tầm trung | DJI Air 2S, Air 2 |
Flycam cao cấp | DJI Mavic 3 |
Flycam chuyên dụng | DJI Inspire 2 |
Flycam nông nghiệp | DJI T20, DJI T30 |
Flycam công nghiệp | Mavic 2 Enterprise, Matrice 300 RTK |
6. Nên mua flycam ở đâu?
Flycam có nhiều dòng với nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nhắc đến thiết bị bay không người lái được điều khiển từ xa, DJI có lẽ là cái tên nổi trội nhất khi sở hữu đa dạng các sản phẩm Flycam trên thị trường và nhận được đánh giá tích cực từ phía người dùng.
Hiện tại, các dòng sản phẩm Flycam chính hãng DJI như Mavic, Phantom, Inspire, Enterprise… đều đã có mặt tại hệ thống cửa hàng của VJO – Đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm DJI chính hãng tại Việt Nam.
Khi đến với DJI Việt Nam, khách hàng không những được trải nghiệm các sản phẩm Flycam mới nhất trước khi mua mà còn được sử dụng các dịch vụ sau mua như bảo hành, sửa chữa uy tín, chất lượng. Còn chần chừ gì không ghé DJI by VJO Việt Nam để sở hữu cho mình một chiếc Flycam ưng ý nhất.