Phantom 4 Advanced và Phantom 4 Pro là flycam thuộc dòng phantom của DJI sở hữu nhiều tính năng nổi trội. Được làm từ hợp kim titan và magiê, thiết kế của hai flycam này đã làm cho nó trở thành flycam nhẹ hơn và bền hơn so với các loại flycam khác trên thị trường. Với thời gian bay tối đa là 30 phút, người dùng có thể tận dụng thời gian của flycam để quay chụp. Dù có hình dáng tương đối giống với Phantom 4 Pro nhưng Phantom 4 Advanced được thiết kế tối ưu hơn mang đến cho người dùng sự lựa chọn hợp lý và chuyên nghiệp hơn khi chụp ảnh trên không.
Hình ảnh chuyên nghiệp
Giống như Phantom 4 Pro, Phantom 4 Advanced được trang bị máy ảnh với cảm biến 1″ 20 MP và có dải động gần 12 stop. Bên cạnh đó, flycam cũng được trang bị màn trập cơ học để loại bỏ các hiệu ứng màn trập không mong muốn khi chụp ảnh đối tượng chuyển động nhanh. Phantom 4 Advanced có thể quay video 4K 60 khung hình/giây ở tốc độ 100 Mbps và cung cấp khả năng nén video H.265.
DJI Phantom 4 Advanced đi kèm với bộ điều khiển có màn hình hiển thị độ sáng tích hợp. Màn hình hiển thị này cung cấp cho người dùng chế độ xem HD trực tiếp từ camera cũng như các dữ liệu cần thiết của flycam trong quá trình bay. Ngay cả khi sử dụng dưới ánh sáng mặt trời thì bạn vẫn có thể nhìn màn hình một cách bình thường. Bộ điều khiển mới được tích hợp GPS, la bàn, khe cắm thẻ nhớ micro SD và cổng HDMI.
Chế độ bay thông minh
Các chế độ bay thông minh của Phantom 4 Advanced mang lại cho flycam sự linh hoạt và tính trực quan cần thiết để chụp ảnh trên không một cách chuyên nghiệp. Các chế độ bao gồm: Draw, Cử chỉ, ActiveTrack và nhiều chế độ khác được nâng cấp.
Draw: Bạn có thể vẽ một tuyến đường trên màn hình hiển thị của bạn và Phantom 4 Advanced sẽ di chuyển theo hướng đó và giữ độ cao không đổi. Trong khi kích hoạt Draw, người dùng có thể chú ý vào tiêu điểm của máy ảnh và cả hướng máy ảnh đang quay.
ActiveTrack: Phantom 4 Advanced có thể nhận dạng và theo dõi các đối tượng trong quá trình bay. So với Phantom 4 Pro thì Phantom 4 Advanced đã được nâng cấp các thuật toán mới cho phép flycam có thể nhận ra nhiều đối tượng và điều chỉnh động lực bay, đảm bảo chuyến bay mượt mà hơn.
Chế độ cử chỉ: Phantom 4 Advanced có thể làm theo hướng dẫn để chụp ảnh selfie thông qua cử chỉ. Điều này cho phép người dùng có được những cảnh quay hoàn hảo trên không của chính mình mà không cần phải tập trung quá nhiều vào bộ điều khiển từ xa.
Trên đây là một số tính năng thú vị của Phantom 4 Advanced mà bạn cũng có thể tìm thấy trong Phantom 4 Pro. Dưới đây là những điểm khác biệt quan trọng của Phantom 4 Pro và Phantom 4 Advanced mà bạn cần biết.
Khả năng tránh chướng ngại vật
Phantom 4 Advanced chỉ thua Phantom 4 Pro khi nói đến khả năng tránh chướng ngại vật. Phantom 4 Pro được trang bị cảm biến chướng ngại vật 5 hướng kết hợp với hệ thống tránh chướng ngại vật phía trước, phía sau và bên dưới flycam. Ngoài ra, flycam cũng có hệ thống cảm biến hồng ngoại được trang bị ở cả hai bên giúp flycam bay an toàn. Trong khi đó, Phantom 4 Advanced chỉ có cảm biến chướng ngại vật ở phía trước và bên dưới. Flycam này không được trang bị cảm biến lùi và cảm biến hồng ngoại ở cả hai bên.
Ổn định tín hiệu
Với Phantom 4 Pro, bạn có thể chọn giữa dải tần 2.4 GHz và 5.8 GHz để có được sự ổn định tín hiệu rõ ràng hơn ở những khu vực có nhiễu sóng vô tuyến cao. Trong đó, Phantom 4 Advanced không hỗ trợ dải tần 5.8 GHz.
Cân nặng
DJI Phantom 4 Pro có trọng lượng 1388g, trong khi DJI Phantom 4 Advanced nặng 1368g. Sự chênh lệch 20g này không ảnh hưởng quá nhiều đến thời gian bay của cả hai flycam. Hơn nữa, giới hạn cân nặng của hai flycam đều không vượt quá 2kg nên cả hai flycam này đều được xếp loại vào những flycam có trọng lượng dưới 2kg.
Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản trên Phantom 4 Advanced và Phantom 4 Pro, DJI Việt Nam hy vọng bạn có thể lựa chọn được một flycam phù hợp với nhu cầu của bản thân. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm flycam chính hãng DJI tại DJI Việt Nam.
Bài viết liên quan: